Bệnh rối loạn tiêu hóa rất thường xảy ra ở trẻ em và tái phát nhiều lần. Bệnh này hoàn toàn có thể điều trị khỏi được, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến thể chất và trí não của trẻ. Trẻ em tăng trưởng rất nhanh trong những năm đầu đời và hệ tiêu hóa là cơ quan chính hỗ trợ cho sự tăng trưởng vượt trội này. Hạn chế được những rối loạn ở đường tiêu hóa là chìa khóa giúp trẻ mau lớn và thông minh.
Rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em:
Táo bón là tình trạng số lần đại tiện ít hơn bình thường, phân khô - cứng, đôi khi có máu bao quanh phân do rách niêm mạc trực tràng
Tiêu chảy là tình trạng đi tiêu phân lỏng trên 3 lần mỗi ngày, không kèm sốt hoặc có sốt từ nhẹ (38oC) đến cao (trên 39oC), nôn (ói), ăn kém và sụt cân nhanh chóng do mất nước.
Kém hấp thu là tình trạng cơ thể không có khả năng hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng được cung cấp từ khẩu phần ăn hàng ngày. Trẻ kém hấp thu thường có biểu hiện đại tiện phân lỏng có thể nhìn thấy các hạt mỡ trong phân, đau bụng mơ hồ.
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây nôn nhiều lần trong ngày, các biến chứng thường gặp do hiện tượng trào ngược là viêm phổi, viêm tai, mòn răng, thiếu máu, suy dinh dưỡng, …
Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong ruột. Nguyên nhân của loạn khuẩn là do sử dụng kháng sinh điều trị bệnh nhiễm trùng, trẻ thường tiêu phân lỏng sệt, đau bụng mơ hồ, chậm tăng cân hoặc sụt cân.
Đi ngoài phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy và kèm theo đầy bụng khó tiêu là bằng chứng của tình trạng loạn khuẩn trong đường ruột. Loạn khuẩn đường ruột được hiểu là sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa của trẻ. Theo sinh lý, đường ruột của một người bình thường khỏe mạnh có chứa tới 85% vi khuẩn có lợi, vi khuẩn có hại chỉ chiếm 15%. Khi tỷ lệ này bị biến đổi, lượng vi khuẩn có lợi giảm xuống, vi khuẩn có hại tăng lên sẽ sinh ra triệu chứng đi cầu phân sống.
Nhiễm khuẩn đường ruột xảy ra khi trẻ tiếp xúc với vật dụng dơ, thức ăn bị nhiễm khuẩn, nguồn nước kém vệ sinh hoặc người đang bị nhiễm trùng đường ruột. Bệnh có biểu hiện đi tiêu nhiều lần, phân lỏng có lẫn đàm – máu, có thể có sốt và mất nước nặng (môi khô, khát nước, mắt trũng, thóp lõm, khóc không có nước mắt, bỏ ăn, kém tiếp xúc).
Phòng ngừa bệnh Rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa có thể được phòng ngừa bằng cách xây dựng và củng cố đường tiêu hóa tốt cho trẻ ngày từ những năm tháng đầu đời, thông qua các biện pháp sau:
+ Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để nâng cao sức đề kháng của trẻ.
+ Cung cấp cho trẻ một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin và các chất khoáng.
+ Giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh môi trường xung quanh, không cho trẻ tiếp xúc với các nguồn bệnh.
+ Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hay các loại thuốc đau bụng, tiêu chảy, táo bón khác để điều trị khi trẻ có các biểu hiện của rối loạn hệ tiêu hóa vì chúng có thể làm bệnh tình nặng hơn và làm chậm trễ và giảm hiệu quả của việc điều trị sau này.
+ Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để tăng cường hệ miễn dịch và tránh được những căn bệnh nguy hiểm.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ em được chẩn đoán dễ dàng với các biểu hiện thay đổi thói quen đại tiện như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, nôn trớ hay trào ngược dạ dày thực quản, đau bụng.
Việc chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng có thể được xem xét để xác định các biến chứng và nguyên nhân gây ra bệnh cảnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Xác định đúng tác nhân gây bệnh và mức độ nặng của bệnh hỗ trợ cho việc điều trị có hiệu quả sau đó.
Các bí quyết tiêu dùng để điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ bao gồm:
Bạn có thể mua thuốc điều trị ợ nóng mà ko phải kê đơn. Tuy nhiên, giả dụ những triệu chứng này ko thuyên giảm, bạn phải tới gặp bác sĩ.